Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm
Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhà Bán Hầm

    Thiết kế nhà bán hầm đang là xu hướng để có thêm không gian sinh hoạt cho các hộ gia đình đặc biệt tại các thành phố, vì diện tích đất xây dựng hạn chế. Nhưng việc thiết kế xây dựng nhà bán hầm nếu không tính toán kĩ càng sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn khi xây dựng, có thể tốn thêm chi phí để sửa chữa gia cố. Vì vậy, hãy lưu ý 5 điều dưới đây để hạn chế sai sót trong quá trình thiết kế xây dựng nhà bán hầm.

     

    thiet-ke-nha-ban-ham-

     

    Diện tích và kích thước hầm

    Khi thiết kế nhà bán hầm, nên chú ý đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Đối với nhà phố kết hợp kinh doanh, có nhiều tầng và cần nhiều không gian để xe thì nên làm tầng hầm rộng. Đối với nhà phố để ở thông thường, tầng hầm để xe chỉ cần nhu cầu vừa phải để vừa đủ số lượng xe của các thành viên trong gia đình. Kích thước tối thiểu cho phép là  3m x 5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x 5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.

    Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng trệt để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm.

     

    thiet-ke-nha-ban-ham-1

     

    Độ dốc của hầm

    Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15% – 20% so với chiều sâu của hầm. Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông. Khi làm đường dốc cho gara cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm. Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống hầm thường được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt (đối với những công trình đòi hỏi gara để xe lớn).

    Lưu ý: Với độ dốc của hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc. Nước sẽ không thấm được xuống hầm.

     

    thiet-ke-nha-ban-ham-2

     

    Về cấu tạo tường và trần

    Về cấu tạo tường và trần khi thiết kế nhà bán hầm, tường và trần trát phẳng, sử dụng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.

     

    Lắp đặt hệ thống chiếu sáng

    Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong gara là rất quan trọng. Ngoài cửa thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả mùi xăng dầu ra ngoài.

     

    thiet-ke-nha-ban-ham-3

     

    Đảm bảo tính an toàn khi thiết kế và xây dựng nhà bán hầm

    Không để chất dễ cháy nổ trong garage. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe. Lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy là điều cần thiết vì garage thường là nơi dễ bắt lửa enhất.

     

    Khi thiết kế nhà bán hầm cần chú ý đến việc chống thấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đồng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài. Để chống tràn, đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất).Trên đây chúng tôi vừa gửi tới bạn đọc một số kinh nghiệm thiết kế nhà bán hầm để tham khảo, khi có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà bán hầm hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn thiết kế xây dựng chi tiết hơn.

    Hỏi đáp (1)

    • Ngọc Trâm
      Tôi chuẩn bị xây nhà, có tầng bán hầm chìm sâu 2,5m và phần nhô lên 0,5m. Bạn có thể tư vấn cho tôi cách xây ko ạ. Nhà ở trên lưng đồi ạ. Thanks bạn
      Trả lời



    BÀI VIẾT KHÁC

    Dự toán chi phí xây dựng

    Đánh giá khách hàng